Archive for Tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei)

Trở lại sông Thị Vải: Cua, cá lèo tèo – thả tôm, tôm chết!

Trong khi đó GS. TSKH Lê Huy Bá, Viện Khoa học công nghệ và quản lý môi trường Đại học Công nghiệp TP.HCM, khẳng định: “Nếu tất cả các công ty bên sông Thị Vải không còn xả nước thải hoặc có xả phải là nước đạt loại A thì ít nhất 5-7 năm, thậm chí 10 năm sau dòng nước trên sông mới trở lại xanh trong. Còn nếu muốn hết ô nhiễm chúng ta phải nạo vét toàn bộ lớp bùn lắng ô nhiễm trước đây dưới đáy sông…”.

Nước xả Vedan vẫn ô nhiễm

Thanh tra làm không xuể

Khi nghe nói đến việc nước ô nhiễm vẫn đổ ra sông Thị Vải, ông Lê Văn Đức – phó chánh thanh tra Sở TN-MT tỉnh Đồng Nai – khẳng định: “Đồng Nai đang quyết tâm xử lý các doanh nghiệp vi phạm quy định về môi trường. Tuy nhiên để xử lý các doanh nghiệp cố tình vi phạm không phải dễ.

Theo quy định hiện nay, nếu thanh tra định kỳ thì phải lên kế hoạch và báo trước cho doanh nghiệp ít nhất một tuần. Còn nếu muốn thanh tra đột xuất theo khiếu nại, tố cáo phải ra quyết định thành lập đoàn. Trong khi đó, thanh tra viên của thanh tra sở hiện nay chỉ có hai người nên không thể làm xuể với cả ngàn doanh nghiệp đóng trên địa bàn được…”.

Nhận xét về việc xuất hiện cua, cá trên sông Thị Vải, GS.TSKH Lê Huy Bá nói: “Chúng ta không thể thấy xuất hiện một ít tôm, cua, cá mà cho rằng sông Thị Vải hồi sinh. Nên nhớ cua và một số loài cá có thể chịu đựng mức độ nước ô nhiễm nhất định. Nên việc cua, cá, tôm xuất hiện trên sông Thị Vải trong thời gian qua chỉ là một dấu hiệu cho thấy mức độ ô nhiễm nước sông được cải thiện ít nhiều”. Và ông quả quyết: “Muốn đánh giá đúng mức độ trong xanh hoặc ô nhiễm trên sông Thị Vải phải dựa vào các kết quả quan trắc, phân tích của những cơ quan chức năng về dòng sông này”.

Ông Lê Văn Bình – phó giám đốc Trung tâm Quan trắc và kỹ thuật môi trường – cho biết kết quả quan trắc tháng 2-2009 cho thấy mức độ ô nhiễm nguồn nước trên sông Thị Vải đang có chiều hướng giảm dần. Thế nhưng để nói sông Thị Vải đã hồi sinh thì hoàn toàn chưa đủ cơ sở khẳng định. Theo kết quả quan trắc mới nhất, nước một số nơi trên sông vẫn ô nhiễm, còn đe dọa đến đời sống và sản xuất của người dân trong vùng.

Trong khi đi thực tế trên sông Thị Vải (ngày 22-3) chúng tôi cũng nhận được phản ảnh của rất nhiều người dân về việc các nhà máy vẫn thải nước ô nhiễm ra sông. Bà Trần Thị Em (ấp 1A, xã Phước Thái, huyện Long Thành) có đùng nuôi tôm cách Nhà máy Vedan khoảng 1km nói: “Không biết Vedan hay nhà máy nào xả mà mấy hôm nay nước sông Thị Vải lờ đờ đổi màu như nước trà đặc. Gặp dòng nước ấy có bủa lưới cả ngày cũng không bắt được con cá nào. Chèo xuồng qua đó là chúng tôi thấy mùi hôi bốc lên nồng nặc. Cái mùi này rất quen, chúng tôi đã sống đây mấy chục năm nay nên rành lắm”.

Cảm nhận của bà Em quả không sai. Theo báo cáo ngày 18-3 của Sở TN-MT tỉnh Đồng Nai, nước Vedan thải ra sông Thị Vải vẫn có nhiều chỉ số ô nhiễm vượt mức cho phép. Cụ thể tại cửa xả số 1, lấy mẫu nước phân tích đã cho kết quả hàm lượng nhu cầu oxy hóa học (COD) vượt tiêu chuẩn cho phép 2,4-3,2 lần (năm 2008 vượt mức 1,5-8,6 lần). Còn riêng coliform vượt 1,3 lần mức độ cho phép. Tại cửa xả số 2, các cán bộ quan trắc lấy sáu mẫu, sau khi phân tích thì năm mẫu có chỉ số COD vượt tiêu chuẩn cho phép 1,8-3 lần; coliform vượt mức cho phép 1,9-4,6 lần.

Điều đáng nói ngay lượng nước đã qua hệ thống xử lý của Nhà máy Vedan rồi nhưng vẫn cho các thông số vượt quy chuẩn, tiêu chuẩn VN về môi trường. Các cán bộ quan trắc lấy bảy mẫu nước đã qua hai hệ thống xử lý hiếm khí của Vedan đem đi kiểm tra và cho kết quả: ba mẫu có chỉ số COD vượt tiêu chuẩn cho phép đến 1,9 lần (hàm lượng tiêu chuẩn cho phép là 80mg/l) và một mẫu cho chỉ số clo dư vượt tới 3,1 lần (hàm lượng tiêu chuẩn cho phép là 6mg/l). Tương tự, tại vị trí xử lý sau khi nước qua 20 hồ sinh học, các cán bộ cũng lấy bảy mẫu phân tích và hai mẫu cho kết quả có bốn chỉ số vượt chuẩn cho phép như: độ màu vượt 1,1 lần, COD vượt 2,8 lần, chất rắn lơ lửng (TSS) vượt 1,1 lần và Fe tổng vượt đến 3,6 lần.

Cống Lò Rèn nước đen thui

GS.TS Lê Huy Bá cho rằng nếu các công ty không còn xả nước thải thì ít nhất 5-7 năm, thậm chí 10 năm nữa, sông Thị Vải mới trở lại trong xanh…

Ông Lê Văn Bình cho rằng vấn đề quan trọng hiện nay là phải kiểm soát được dòng xả thải những khu vực trọng điểm như các khu công nghiệp, công ty, nhà máy… “Nếu kiểm soát không tốt thì sông Thị Vải dễ trở lại tình trạng ô nhiễm như ban đầu” – ông Bình cảnh báo. Trong những ngày đi trên sông Thị Vải chúng tôi cũng đã phát hiện một số cống xả nước thải của các nhà máy, công ty trong các khu công nghiệp đang góp phần làm ô nhiễm dòng sông.

Khi tàu của chúng tôi vào đến rạch Cây Vạn (thuộc ấp 3, xã Long Thọ, huyện Nhơn Trạch) thì mùi hôi từ dưới mặt nước bốc lên nồng nặc, kéo theo sau tàu là khoảng nước đen ngòm, ngầu bọt. Một dòng nước đen đậm đặc kéo dài hàng cây số. Tiến sâu vào hơn chút nữa chúng tôi gặp ngư dân Võ Văn Em đi bắt cua về. Anh Em “tố”: “Mấy chú muốn quay phim chụp ảnh ô nhiễm thì vào ngay cống Lò Rèn. Ô nhiễm kinh khủng lắm. Nước trong Khu công nghiệp Nhơn Trạch xả ra đen thui đã hai năm nay rồi. Chúng tôi có báo chính quyền địa phương nhưng chưa thấy xử lý gì”.

Đến gần cống Lò Rèn, chúng tôi định cho tàu chạy đến ngay miệng cống nhưng nước kiệt nên đành lò dò xuống chiếc xuồng ba lá của anh Võ Văn Em và nhờ chở vào tận miệng cống. Mỗi khi mái chèo khỏa nước là váng bọt và mùi hôi lại nổi lên. Vừa chèo anh Em vừa than: “Ô nhiễm như vầy không còn con gì có thể sống được nữa”. Khi vào đến miệng cống, cảnh tượng ô nhiễm còn hãi hùng hơn. Nước thải từ trong ống cống chảy ra lợn cợn đen như nước ống điếu thuốc lào hút lâu ngày mới đổ.

Thấy chúng tôi, chị Nguyễn Thị Tư, nhà cách ống cống Lò Rèn khoảng 30m, bức xúc: “Nước đen, hôi thối và muỗi dữ lắm. Chính cái cống này cũng làm ô nhiễm nước giếng của người dân. Nhà tôi đóng cửa cả ngày nhưng cũng không ngăn được mùi hôi từ cống xộc vào. Tôi mắc bệnh đau đầu, viêm xoang luôn”. Chị Tư cũng cho biết thêm nguồn nước ô nhiễm từ cống Lò Rèn sẽ đổ xuống rạch Cây Vạn rồi ra rạch Bà Ký, sau đó lan ra vàm Mặt Trời và hòa vào dòng sông Thị Vải, góp phần làm ô nhiễm lại dòng sông.

Gửi bình luận

Bệnh trên tôm thẻ chân trắng

Hội chứng virus Taura (TSV) hay còn gọi là bệnh đỏ đuôi được các nhà khoa học đưa ra năm 1992 khi bệnh này xuất hiện tại châu Mỹ- quê hương của con tôm thẻ chân trắng. Bệnh TSV trên tôm thẻ chân trắng rất khó phát hiện bằng mắt thường do đường kính của bệnh phẩm rất nhỏ và trôi nổi lơ lửng trong môi trường nuôi (hội chứng này do một tổ hợp mầm bệnh gồm 1 loài vi khuẩn Vibrioharveae và 3 loại virus gây nên). Hội chứng Taura có các triệu chứng sau: thân tôm có màu đỏ nhạt, tôm yếu, tôm chậm lớn. Loại bệnh này có thể bị lây nhiễm sang tôm sú).
Về đặc điểm, theo tài liệu của hai nhà khoa học Moore và Eley công bố từ năm 1991- 1997, bệnh TSV có nhiều điểm khá tương đồng với virus bại liệt CRPV từng xuất hiện trên dế mèn và DCV trên ruồi giấm. Dựa trên các đặc điểm hình thái học thì TSV thuộc họ virus Picornaviridae. Virus này xuất phát từ trong tế bào chất và sau đó lây sang các biểu mô và biểu bì con bệnh. Bệnh gây hại trên tôm thẻ ngay trong giai đoạn trưởng thành, trọng lượng phổ biến từ 0,1-0,5 gram từ 2-4 tuần tuổi. Đây được xác định là loại virus cực kỳ nguy hiểm, thời gian ủ bệnh cao và khả năng chết lên tới 95%. Bệnh kéo dài cho tới giai đoạn tôm lột xác và có khả năng cấp tính làm cho tôm èo uột, mềm vỏ, phá huỷ hệ tiêu hoá và khuếch tán, lan truyền rất nhanh.
Bệnh TSV do nhà khoa học Jimenez công bố ở khu vực cửa sông Taura, tỉnh Guayas, Ecuador và sau đó lây lan khắp lãnh thổ nước này. Sau đó Peru, Columbia, Honduras, Guatemala, El Salvador, vùng đông bắc Brazil, Nicaragua, Mexico và các bang ở miền bắc nước Mỹ cùng với quần đảo Hawaii… kéo dài đến tận năm 1996. Triệu chứng của bệnh phổ biến là cơ thể và các bộ phận khác có màu đỏ hoặc đen hồng, biếng ăn, bơi lờ đờ trên mặt nước hoặc rúc vào đìa nuôi. Gan tụy có màu vàng hơn bình thường, mang có thể bị sưng, thường bị chết lúc lột xác, trong thời gian đầu không thấy tôm chết quanh bờ ao nhưng lại có tôm chết dưới đáy, khoảng 2 ngày sau tôm sẽ nổi lên mặt nước và tìm thấy nhiều tôm chết ở rìa ao.

Bệnh Taura đã xuất hiện và đang lây lan trên diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng, đặt người nuôi đứng trước nguy cơ thua lỗ lớn. Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến việc căn bệnh hiện chưa có thuốc chữa trị hữu hiệu này xuất hiện ở các vùng nuôi tôm Phú Yên.

NHIỀU BẤT CẬP

Đến nay, người đầu tư ở Phú Yên đã thả nuôi được 546ha tôm thẻ chân trắng, tập trung chủ yếu ở hai huyện Đông Hòa và Tuy An. Tuy nhiên, đã có gần 24ha tôm thẻ chân trắng bị bệnh, tỉ lệ tôm chết 80-100%. Kết quả lấy mẫu ngẫu nhiên để xét nghiệm mới đây đối với hai cơ sở sản xuất giống tôm thẻ chân trắng ở TP Tuy Hòa và hai mẫu tôm thịt ở vùng nuôi hạ lưu sông Bàn Thạch (huyện Đông Hòa) cho kết quả dương tính với bệnh Taura, một chứng bệnh nguy hiểm trên tôm thẻ chân trắng đến nay chưa có thuốc chữa trị.

Khi bệnh xảy ra, điều đáng lo ngại là trong khi chờ đợi kết quả xét nghiệm, các hồ tôm bị Taura đã xả thải ra môi trường, đặt vùng nuôi hạ lưu sông Bàn Thạch trong tình trạng báo động. Bên cạnh đó, một số người nuôi tôm ở khu vực này chưa có ý thức cao trong việc phòng chống dịch bệnh; sự hỗ trợ của ngành chức năng trong công tác dập bệnh chưa kịp thời, khiến bệnh phát sinh và lây lan.

Phân tích về những nguyên nhân phát sinh dịch bệnh, tại hội nghị đánh giá tình hình dịch bệnh động vật được UBND tỉnh Phú Yên tổ chức mới đây, các đại biểu cho rằng: Chính việc phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng ồ ạt không theo quy hoạch, người dân sử dụng nguồn con giống không đảm bảo chất lượng, việc kiểm soát nguồn giống nhập ngoài tỉnh và các cơ sở trong tỉnh chưa chặt chẽ… là những nguyên nhân cơ bản khiến hội chứng Taura xuất hiện đe dọa vùng nuôi tôm.

Tại hội nghị trên, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Phú Yên Trần Thị Hà thẳng thắn chỉ ra những yếu kém trong công tác quản lý ngành thủy sản hiện nay ở Phú Yên. Đó là việc phá vỡ quy hoạch vùng nuôi còn phổ biến, dịch bệnh trên con tôm nuôi phát hiện được nhưng xử lý quá chậm chạp; tình hình quản lý các cơ sở sản xuất giống cũng như kiểm nghiệm giống nhập ngoài tỉnh đưa vào thả nuôi ở Phú Yên rất yếu… khiến phát sinh dịch bệnh không kiểm soát được. Theo Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh, những vấn đề này cần phải khắc phục sớm.

Trên thực tế, việc quản lý con giống hiện nay còn nhiều vấn đề đáng bàn. Hiện Phú Yên có khoảng 88 cơ sở sản xuất tôm thẻ chân trắng, tuy nhiên hầu hết các cơ sở này chưa hội đủ điều kiện để sản xuất giống tôm thẻ theo quy định của Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn. Thanh tra Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản hiện nay chỉ có 1 người có đủ chức năng làm nhiệm vụ thanh tra, mà mức xử phạt trong thẩm quyền cũng rất thấp, không quá 500.000 đồng/vụ vi phạm nên không đủ mạnh để răn đe. Trong khi đó, tôm giống nhập từ ngoài tỉnh vào thì ngành chức năng hầu như cũng không đủ lực lượng để kiểm tra. Giải thích về điều này, Chi cục phó Chi cục Thú y Phú Yên Trịnh Thị Ái Linh cho biết: “Hiện tại Phú Yên có hai chốt kiểm dịch ở Hảo Sơn (Đông Hòa) và cầu Bình Phú (Sông Cầu), tuy nhiên lực lượng thanh tra ngành không đủ chức năng để chặn xe khi không có sự hỗ trợ của cảnh sát giao thông. Ngoài ra, hầu hết các xe vận chuyển tôm đều đi vào ban đêm nên chi cục cũng không đủ lực lượng để ngăn chặn…”

Một bất cập khác là sự phản ứng quá chậm của ngành chức năng khi bệnh tôm xảy ra. Đầu tháng 3, khi tôm đã được thả nuôi 1 tháng, bệnh đã xuất hiện. Vậy nhưng, đến cuối tháng 3, Chi cục Thú y mới tìm nguồn thuốc sát trùng để đấu giá, hỗ trợ dập dịch. Hay trong việc kiểm tra mẫu bệnh phẩm để bao vây dập dịch, hiện tại Trung tâm Giống và kỹ thuật thủy sản Phú Yên có thiết bị xét nghiệm tìm virus gây bệnh Taura, nhưng lại chưa có người được đào tạo làm công tác kiểm mẫu bệnh Taura. Những mẫu tôm bị bệnh phải mang vào TP Hồ Chí Minh xét nghiệm và thường mất 15-20 ngày mới có kết quả… Khi đó các hồ tôm bị bệnh đã xả ra môi trường và lây lan trên diện rộng.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRỪ BỆNH?

Ông Đỗ Kim Đồng, Phó phòng Nông nghiệp – Phát triển nông thôn huyện Đông Hòa, cho biết: “Hiện tại mầm bệnh đã phát tán ra môi trường nên biện pháp tốt nhất hiện nay là chính quyền địa phương và ngành chức năng tăng cường tuyên truyền để người dân biết về tình hình bệnh Taura. Từ đó, người nuôi có cách tự bảo vệ đìa tôm của mình, cẩn trọng và hạn chế thấp nhất chuyện thay tháo nước để tránh mầm bệnh xâm nhập, đồng thời tăng cường dinh dưỡng cho tôm nuôi”. Tuy vậy, lãnh đạo các phòng Nông nghiệp – Phát triển nông thôn Tuy An, Đông Hòa cũng nêu rõ, muốn quản lý dịch bệnh thì phải quản lý con giống tận gốc và phải bắt đầu từ cơ sở sản xuất giống. Khi phát hiện bệnh phải xét nghiệm nhanh và hỗ trợ người dân bao vây dập dịch kịp thời. Nếu chỉ trông chờ vào ý thức của người dân thì kết quả sẽ không như mong muốn.

Để kịp thời ngăn chặn dịch bệnh, vừa qua UBND tỉnh Phú Yên đã triệu tập cuộc họp khẩn cấp, yêu cầu ngành Nông nghiệp nhanh chóng triển khai các biện pháp bao vây trừ bệnh Taura trên tôm thẻ chân trắng, đồng thời chấn chỉnh các biện pháp trong quản lý con giống tôm thẻ nhập ngoài tỉnh, kiên quyết xử lý những cơ sở sản xuất tôm giống tôm thẻ trong tỉnh không đủ điều kiện.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên Trần Thị Hà chỉ đạo ngành Nông nghiệp rà soát lại quy hoạch, kiểm tra thực hiện quy hoạch vùng nuôi; nhanh chóng làm việc với Công ty Asia Hawaii Ventures đẩy mạnh sản xuất giống tôm thẻ để đáp ứng nhu cầu của người dân. Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng cho biết UBND tỉnh Phú Yên sẽ ban hành cơ chế chính sách hỗ trợ các cơ sở sản xuất giống thủy sản có đủ điều kiện, tuân thủ pháp luật và có cơ chế hỗ trợ người nuôi bị thiệt hại do nguyên nhân khách quan; đồng thời kiện toàn bộ máy, con người phụ trách lĩnh vực thủy sản để đảm đương tốt nhiệm vụ trong tình hình hiện nay.

Phòng, trị bệnh cho tôm thẻ chân trắng (Ngày 15/10/2009)

Những năm gần đây, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng ở nước ta liên tục tăng do thị trường tiêu thụ mạnh và có nhiều ưu điểm hơn tôm sú. Tuy nhiên, người nuôi trồng thuỷ sản vẫn tỏ ra lo lắng vì tôm thẻ chân trắng rất nhạy cảm với một số dịch bệnh. Bà con cần đề phòng một số bệnh thường gặp sau:

Bệnh Taura

Triệu chứng phổ biến là trên cơ thể tôm và các bộ phận khác xuất hiện màu đỏ hoặc đen hồng, tôm biếng ăn, bơi lờ đờ hoặc rúc vào đìa nuôi. Gan, tụy vàng hơn bình thường, mang sưng, thường chết lúc lột xác. Thời gian ủ bệnh ngắn, có thể gây chết 95% tôm nuôi.

Bệnh do vi khuẩn Vibrioharveae và 3 loại vi-rút gây ra, có thể lây nhiễm sang tôm sú. Bệnh thường xuất hiện khi tôm nuôi được 2 tuần tuổi cho đến lúc trưởng thành, lột xác. Bệnh rất khó phát hiện bằng mắt thường.

Do không có thuốc đặc trị nên phòng bệnh bằng cách quản lý tốt môi trường nuôi, hạn chế xáo động của các yếu tố môi trường, tránh ô nhiễm nguồn nước. Cho tôm ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và bổ sung thêm vitamin để tăng sức đề kháng.

Bệnh nhiễm cầu trùng

Thường phát sinh khi nhiệt độ môi trường tăng, nước mặn khiến tôm bị rụng đầu, gan sưng, lúc đỏ, lúc trắng, vỏ mềm. Bệnh lây lan nhanh. Hạn chế bằng cách thay nước sạch thường xuyên, cách ly những ao bị bệnh. Cho tôm ăn thức ăn có trộn Axit Flohidric.

Bệnh nhiễm khuẩn tôm giống

Tôm bị đứt râu, rụng chân, thối mắt, đen hoặc rữa mang, gan sưng đỏ. Tuy mức độ gây hại không cao nhưng nếu xử lý không tốt có thể dẫn đến chết hàng loạt. Do vậy, cần áp dụng các biện pháp tiêu độc, thay nước, trộn thuốc kháng sinh vào thức ăn.

Trong quá trình nuôi, công tác phòng bệnh rất quan trọng. Cần áp dụng triệt để các biện pháp phòng bệnh như điều tiết môi trường sinh thái phù hợp với sinh trưởng của tôm. Cho tôm ăn thức ăn có chất lượng tốt hoặc trộn tỏi vào thức ăn để diệt khuẩn, trị bệnh đường ruột.

5. Bệnh tôm

Tôm chân trắng bị tất cả các bệnh mà tôm sú gặp phải, còn nhiều hơn 2 bệnh là Taura và IHHNV (hội chứng tôm chậm lớn và dị hình), sau đây là một số bệnh đáng lưu ý:

a. Đốm trắng (WSSV)

Xảy ra trong mọi giai đoạn sống của tôm, nhiều trường hợp đốm trắng tại Thái Lan mà người ta xác định do ao nuôi trước đó nuôi tôm sú bị bệnh nhưng cải tạo không kỹ. Để hạn chế bệnh người nuôi phải test mẫu (PCR) khi bắt giống và cải tạo ao kỹ, lấy nước có xử lý từ ao lắng…

b. Bệnh Taura

Đây là bệnh nguy hiểm vì tôm chết nhiều và nhanh, bệnh xuất hiện quanh năm, có nhiều ở vùng có độ mặn thấp và lây rất nhanh cho các loài tôm khác kể cả tôm hoang dại. Taura là tên một dòng sông ở Ecuado (Nam Mỹ), nơi phát hiện bệnh đầu tiên.

– Khi bệnh, thân tôm chuyển sang màu đỏ, bộ phận gan tụy chuyển sang màu vàng, gan tụy và mang sưng phồng lên, giai đoạn 2 của bệnh là toàn thân màu đỏ, vỏ rất mềm như vừa lột xong, giai đoạn này tôm chết đến 90%, xác tôm tập trung giữa ao.

– Nhiều trường hợp thấy trên mình tôm có những mảng đen ở bất kỳ vị trí nào, đó là tôm bệnh đã lột xác, dù có mang virus nhưng không chết, nếu môi trường ao xấu thì đợt lột xác tiếp theo sẽ chết, nếu môi trường tốt thì sau 2 tới 3 lần lột xác, tôm sẽ khỏi bệnh.

– Virus Taura sống tự do trong nước được khoảng 2 tuần, bệnh có thể gây chết từ 40 – 90%.

Khác với bệnh đốm trắng, đầu vàng, bệnh Taura có thể qua khỏi nếu ta làm được các bước sau:

– Phát hiện bệnh sớm dựa vào các dấu hiệu như trên.

– Cắt giảm ngay 50% thức ăn, vớt tôm chết ra khỏi ao và đốt cháy.

– Không được thay nước vì sẽ lây cho các ao khác và khi có nước mới vào tôm sẽ lột xác và chết ngay.

– Bổ sung vôi và khoáng để kìm hãm tôm lột xác và phục hồi sức khỏe lại.

– Cứ như vậy cho đến khi tôm khỏe mới tăng thức ăn trở lại, nếu tăng nhanh quá tôm sẽ bệnh lại do lột xác (vì đủ dinh dưỡng).

– Tôm khỏe lại nhìn bên ngoài thấy có nhiều sẹo.

– Khi thu hoạch xong phải sát trùng nước trước khi thải ra ngoài, ngưng nuôi một thời gian.

c. IHHNV (hội chứng tôm chậm lớn và dị hình)

– Hình dạng bất thường, chậm lớn (nên còn có tên RDS: chậm lớn, dị hình).

– Tỉ lệ sống thấp.

– Bệnh này không chữa được.

– Hiện nay ở Thái Lan, người ta làm PCR, tôm sạch bệnh này mới thả nuôi.

* Ngoài các bệnh đặc trưng trên, tất cả các bệnh khác như đầu vàng, đóng rong, sâu đuôi, phân trắng, đỏ thân…, dấu hiệu và cách phòng trị như là tôm sú.

6. Thu hoạch

Tôm chân trắng cách thu hoạch cũng khác tôm sú, vì rất nhạy cảm nên khi thu hoạch không đúng tôm sẽ chết nhiều, mềm vỏ và đục thân… làm giảm chất lượng.

– Nên thu hoạch vào buổi sáng sớm thì tôm ít chết, ít lột xác.

– Tôm chân trắng đi ngược nước nên không thể xả cống bắt hết được mà phải dùng lưới.

– Nếu thu ban đêm thì dùng bóng đèn công suất lớn chiếu ngay miệng cống, sau đó xả nước thì tôm sẽ ra hết vì tập tính thích ánh sáng.

– Khi thu hoạch cho thật nhiều nước đá vào thùng tôm thì cơ thịt sẽ không bị đục.

(Theo Nông nghiệp VN)

Thuốc cho tôm:

http://www.anova.com.vn/categories.asp?cat=9

Gửi bình luận

Thảo luận: Hiện tượng bị trắng ở phần đuôi và chết dần

Tôi nuôi tôm thẻ chân trắng các chỉ tiêu môi trường luôn ổn định pH (8.2- 8.5) độ kiềm 100- 120ppm. tôm khoảng 30 ngày tuổi trở lên thì hay có hiện tượng bị trắng ở phần đuôi và chết dần và khi chài tôm kiểm tra vào bất cứ thời điểm nào kể cả vào ban đêm tôm cũng bị cong thân xin cho hỏi tôm bị như vậy xử lý ra sao và nguyên nhân gây ra như thế nào?

Theo thông tin bạn phản ánh, tôi xin trao đổi với bạn 2 vấn đề sau:

1. Khi chài tôm lên thì tôm thường bị cong thân: hiện tượng tôm bị cong thân thường xảy ra khi tôm không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho hoạt động sống. trong quá trình nuôi công nghiệp, do sống trong môi trường nuôi nhốt, mật độ thả cao hơn mật độ tôm trong môi trường sống tự nhiên nên nhu cầu dinh dưỡng đối với tôm cũng cao hơn. vì vậy tôm rất dễ bị căng thẳng và không hấp thụ đủ chất dinh dưỡng cần thiết nên làm cho sức đề kháng của tôm giảm. vấn đề này nếu kéo dài sẽ làm ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng của tôm và làm giảm khả năng chống chọi của cơ thể tôm với các yếu tố môi trường bất lợi. tôm dễ bị bệnh, khả năng sinh trưởng giảm làm ảnh hưởng tới năng suất nuôi.

Để phòng trừ hiện tượng trên, bạn cần thường xuyên theo dõi và bổ sung đầy đủ những chất tôm có nhu cầu cao để tăng sức đề kháng cho tôm. một số sản phẩm có thể giúp bạn làm điều này như: AD3EC – SHRIMP, HAN CIVITC 60%…

2. Hiện tượng tôm bị trắng đuôi

Đây là một chứng bệnh do virut gây ra và rất ít khi gặp. bệnh này thường là lây từ tôm bố mẹ và bộc phát bệnh mạnh nhất khi tôm ở giai đoạn 20-30 ngày tuổi. như vậy, mầm bệnh này nhiều khả năng đã tồn tại sẵn trong cơ thể tôm giống nhưng ở dạng tiềm ẩn, chỉ tới khi sức khoẻ tôm bị suy giảm thì nó sẽ biểu hiện ra ngoài.

Để hạn chế hiện tượng này, theo tôi bạn nên chú ý hơn trong vấn đề chuẩn bị ao, xem xét lại vấn đề tuyển chọn gjống tôm (nên chọn những trại lớn, có uy tín hoặc có quan hệ làm ăn lâu năm, trước khi thả tôm cần đưa tôm đi xét nghiệm ở các trung tâm có uy tín). trong quá trình nuôi cần chú ý hơn nữa về việc cung cấp dưỡng chất cho tôm (các dưỡng chất cần phải được cung cấp đúng về chất và lượng). trong trường hợp tôm bị bệnh thì cần cân nhắc giữa việc tiếp tục nuôi hay thu hoạch.

Trên đây là một số ý kiến của tôi. rất mong sẽ giúp bạn được ít nhiều.

 

Tôm lột xác chết – thuốc điều trị

Nguoi gui tin: Luu Thanh Cong – Dia chi: Bac Lieu

Tom nuoi duoc 30 ngay tuoi, tom xuat hien tap me mau tom hoi xam nau, nguoi hoi ban, dau hoi to, khong xuat hien dom trang, lot xac, chet. Hoi tom bi benh gi? Xin cho biet cach xu li va thuoc de dieu tri. Xin cam on !

Triệu chứng nói trên rất là nguy hiểm, bạn xem phần gan tôm có biểu hiện màu vàng không? Tôm chết có nhiều không? Nếu số lượng chết nhiều bạn nên ngưng nuôi, Hy vọng tôi đoán sai là bệnh sưng gan, có thể dùng hóa chất xử lý ao theo liều hướng dẫn, khi cho ăn trộn thêm kháng sinh để trị, kháng sinh sử dụng kết hợp là sulfamid + gốc quinolon, hy vọng tôm bạn sẽ xử lý được.

Ban đọc Nguyen Ngoc Duong – Phong nghien cuu phat trien – Cong ty TNHH GUYOMARC’H-VN

Tom xuat hien benh va cap me trong giai doan tu 30 den 60 ngay tuoi thuong do benh dom trang tuy nhien theo mo ta cua ban toi nghi do anh huong khong tot ve gan (dau to, kho lot xac, dong rong…), tom bi benh gan thuong co mau sam, cham lon va anh huong den chuc nang tieu hoa nen kho lot xac. Ban co the doc them tai lieu trong Viet Linh de tim hieu them, co the do cac nguyen nhan sau:

– Tom bi benh MBV (can kiem tra con giong truoc khi bat)

– Gan tom bi nhiem doc tu moi truong (cac loai kim loai nang hoac thuc an bi am moc), can kiem tra cac chi tieu moi truong ve kim loai nang

Ban đọc hnquang1980 – Dia chi: Hà Nội

Ở tuổi tôm này thì hiện tượng trên thường liên quan tới bệnh đốm trắng đầu vàng. tuy nhiên khi dấu hiệu bệnh chưa rõ ràng thì bạn nên kiểm tra lại một số yếu tố môi trường ao như: độ kiềm, pH… và kiểm tra sức khoẻ của tôm. Lý do: khi tôm còn nhỏ thì khả năng chống chọi của tôm với điều kiện bất lợi của môi trường sống là rất kém. như vậy khi sức đề kháng kém làm ảnh hưởng tới khả năng lột xác của tôm, tôm lột xác không đồng loạt và lâu cứng vỏ. mặt khác khi tôm không được cung cấp đầy đủ một số chất cần thiêt cho hoạt động sống của tôm như vitamin C, canxi… thì quá trình lột vỏ của tôm diễn ra rất khó khăn. kết hợp với điều kiện bất lợi của một trường khiến một số tôm không lột vỏ được hoặc bị chết sau khi lột. tôm có thể chết hàng loạt sau khi lột nếu không khắc phục được kịp thời.

Ban đọc Đặng Thanh Nghị – Cà Mau Theo tôi thi khi tôm tấp mé chuyển màu sậm và thân bị đóng cáu bẩn, thêm đầu hơi to thì tôm có thể bị như sau:

Nếu tôm của bạn thả trong tháng vừa rồi thì có các nguyên nhân sau:

– trong tháng 11 vừa rồi có những ngày thời tiết xấu, nhiệt độ ban đêm xuống thấp làm tôm bỏ ăn

– sức đề kháng tôm yếu

– nguyên nhân quan trọng không kém là do tôm bị bệnh về gan.

Cộng 3 nguyên nhân trên tôi có thể tổng hợp như sau : Tôm bệnh gan làm khả năng hấp thu kém + sức đề kháng yếu nên khi gặp các điều kiện môi trường bất lợi như nhiệt độ xuống thấp trong vài ngày làm tôm yếu và bỏ ăn nên bị đóng bẩn và đầu sưng to.

Các biện pháp khắc phục: trước tiên là kiểm tra lại các chỉ tiêu môi trường để có hướng điều chỉnh

-Bổ sung các loại thuốc sau:

+MG Betaglucan nhằm tăng sức đề kháng cho tôm

+thuốc bổ gan DiSo

+ Bổ xung thêm Mix One (thường xuyên,nếu bạn ở khu vực Vĩnh Hậu vì khu vực này có độ kiềm thấp và không ổn định) ngoài ra còn có thêm vitamin C.

Khu vực tỉnh Bạc Liêu thường có thói quen chỉ bổ xung thuốc, dinh dưỡng sau khoảng 30 ngày nuôi – Theo cá nhân tôi thì phải thay đổi thói quen này. Vì khi tôm còn trong trại giống là người ta đã bổ xung men tiêu hóa, Bcomplex …

Ao bị bệnh đốm trắng – ngăn lây nhiễm

Hien nay ao tom toi dang nuoi bi chet vi benh dom trang phai tien hanh nhu the nao de khong bi lay nhiem?

Để phòng tránh lây nhiễm các ao và khu vực xung quanh, nhanh chóng thực hiện 1 số biện pháp như:

– Tốt nhất là giữ nguyên nước ao, thu tôm còn sót.

– Vớt các tôm chết nổi lên đi tiêu huỷ.

– Đánh thuốc diệt khuẩn liều cao xuống ao nuôi.

– Rải vôi nóng khắp bờ ao và mặt ao nuôi.

– Căng dây băng video và hình nộm để chống chim cò vô ao.

Lưu ý mực nước ao tôm xử lý nên để thấp hơn các ao xung quanh để ngăn ngừa ép nước sang các ao khác.

Tốt nhất là sau khi thu hoạch hết các ao xung quanh mới tiến hành xổ xả và xử lý triệt để.

Gửi bình luận

CẢI TẠO VÀ XỬ LÝ NƯỚC TRONG AO NUÔI TÔM

1.Phương pháp cải tạo ao: Ao cũ cần loại bỏ hết chất thải sau 1 vụ nuôi theo phương pháp sau:

Bước 1:

– Di chuyển bùn ra khỏi ao

– Giữ nước trong ao 30 – 40 cm sử dụng oxy già (H2O2) oxy hóa loại bỏ các chất hữu cơ. Sau đó xả bỏ lấy nước vào ao 30 – 40 cm sử dụng chế phẩm sinh học phân hủy hết các chất hữu cơ.

Bước 2 : Rải vôi khắp đáy ao và bờ ao, liều lượng 20 – 50 kg/1000m2 (Tùy thuộc vào độ pH và độ phèn của ao bón cho phù hợp).

Cày đáy ao đối với ao giang khô được (Tùy thuộc vào độ cứng của đất nên cày trước rồi rải vôi hoặc rải vôi – cày – rải vôi).

2. Xử lý thuốc

 Lấy nước vào ngâm 1 – 2 ngày, mực nước 1,2m sục khí để trứng cá, trứng tôm nở, một số nơi bà con thường sử dụng nước giếng ngầm, trong nước có kim loại nặng nên xử lý EDTA liều lượng 3 – 5 ppm

 Xử lý Chlorin (ngày thứ 3) liều lượng 25 – 30 ppm, pH thấp hiệu quả tốt. Chlorin không cho hiệu quả cao trong môi trường nước đục, nhiều chất hữu cơ lơ lững. Nếu muốn gây màu nước sớm và an toàn cho tôm giống thả, sau 24h xử lý cần loại bỏ Chlorin tự do dư thừa bằng ThioSunfat (Na2S2O3.5H2O) liều lượng 10 – 15 ppm, hòa tan rải đều chạy quạt nước.

 Xử lý Saponin (ngày thứ 5) liều lượng 10 – 15 kg/1000m3

Gây nuôi động vật phù du, màu nước (ngày thứ 7). Sinh vật phù du phát triển sẽ giảm các chất có hại trong ao không gây sốc cho tôm.

– Dolomite 20 – 25kg/1000m3 để gây màu nước, ổn định hệ đệm, cung cấp dinh dưỡng cho ao.

– Sử dụng men tạo tảo silic 1 kg/5000m3

 Ổn định môi trường (vi sinh) (Ngày thứ 9) tùy chọn đánh liều gấp đôi hay gấp ba so với hướng dẫn sử dụng trong bao bì. Nhằm cung cấp một lượng vi khuẩn đủ lớn trong ao để ổn định về môi trường.

 Kiểm tra tổng thể (Ngày thứ 10)

– Các yếu tố môi trường: Oxy hòa tan, pH, Nhiệt độ nước, độ mặn, độ kiềm, tảo, động vật phù du…

 Xử lý vi sinh (Ngày thứ 11) tùy chọn đánh liều gấp đôi hay gấp ba so với hướng dẫn sử dụng trong bao bì.

 Thả tôm ngày thứ 15 trở đi

Lưu ý : Không nên thả tôm giống trong ao trữ nước ít hơn 6 ngày vì thời gian này không đủ cho sự hình thành sinh khối tảo.

– Không nên trữ tôm post trong ao đã trữ nước hơn 20 ngày vì thời gian này quá dài có thể làm xuất hiện địch hại trong ao

Comments (2)

Kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm chân trắng

Bí quyết để nuôi tôm P.vannamei theo phương pháp sạch bệnh năng suất cao gồm 3 yếu tố :

  1. Nuôi vỗ tích cực;

  2. Nâng cao khả năng miễn dịch của tôm;

  3. Rút ngắn thời gian nuôi.

Ba nguyên tắc đó được thể hiện trong quá trình nuôi là :

  1. Giai đoạn mới thả phải cho con giống ăn đầy đủ kể cả thức ăn công nghiệp và thức ăn cao đạm tươi sống như hầu, hà, cá tươi xay nhuyễn để có giống khoẻ , giống chóng lớn.

  2. Giai đoạn nuôi tôm trưởng thành phải cho ăn nhiều hơn vì tôm chân trắng là loại tôm ăn khoẻ nên phải baỏ đảm đủ thức ăn cho tôm. Tỉ lệ cho ăn hằng ngày nên chú ý nhiều về buổi tối chiếm 70% ban ngày 30%. Thức ăn phải cho thêm thuốc kháng sinh phòng bệnh cho tôm để nâng cao khả năng phòng bệnh và khả năng miễn dịch của tôm.

  3. Giai đoạn cuối phải vỗ tích cực, cho ăn đầy đủ các loại thức ăn tổng hợp có bổ sung thêm các loại chế phẩm sinh học kích thích tôm lột xác chóng lớn rút ngắn thời gian nuôi.

Với các biện pháp trên, thời gian nuôi ở các ao thông thường là 60 ngày, ở ao nuôi công nghiệp mật độ cao khoảng 80 ngày có thể thu hoạch, cỡ tôm 50 con/kg.

1. Mật độ con giống

Ao nuôi tôm thịt phải tẩy dọn sạch sẽ, sát trùng kỹ; bón phân gây màu nước. Khi độ pH > 7- 8 mới được thả tôm giống. Chọn ngày có nhiệt độ nước trên 22oC; độ mặn giống như độ mặn ao ương trung gian; nước sâu trên 80 cm mới thả tôm giống.

Trước hết thả một số tôm giống vào giai đặt trong ao nuôi một ngày để thử nước trước.

Mật độ thả : Tôm P.vannamei có tỷ lệ sống cao nên mật độ phụ thuộc vào độ sâu của nước ao và thiết bị nuôi.

Ao sâu trên dưới 1m, mật độ thường là 12 con/m2; ao sâu trên 1,2m mật độ từ 12 con – 18 con/m2; ao cao sản khép kín mật độ là 50 – 65 con/m2.

Tôm giống tốt nhất là tôm cho đẻ cùng một đợt và thả một lần đủ số lượng nuôi.

Nơi thả giống thường là nơi sâu nhất của ao và đầu ngọn gió.

Khi tôm giống được vận chuyển đến ao nuôi để nguyên cả túi nilông đựng tôm thả xuống ao một thời gian để cho nhiệt độ trong túi và nhiệt độ nước ao cân bằng mới nhẹ nhàng mở túi để tôm tự bơi lội ra ao.

2. Quản lý chăm sóc

2.1 Những yêu cầu về chất lượng nước ao nuôi tôm P.vanamei :

– Nhiệt độ nước từ 20 – 30oC;

– Ðộ mặn từ 5 – 30 tốt nhất là 10 – 25 ;

– pH 8,0 0,3, dưới 7 không thích hợp với tôm P.vannamei;

– Ôxy hoà tan 4 mg/l, không dưới 2 mg/l;

– BoD 5 30 mg/l;

– CoD < 6mg/l;

– Ðộ trong 30 5 cm;

– Màu nước : Màu xanh lục, xanh vỏ đậu hoặc màu mận chín;

– Muối hoà như sau : Po4- P -= 0,1 – 0,3 mg/l; SiO4 – S = 2mg/l; NH4 – N = 0,4 mg/l trở lên; NH3 < 0,1 mg/l. tỷ lệ N/P lớn thì tảo khuê nhiều; H2S <0,03 mg/l; Nếu pH thấp H2S dễ làm cho tôm bị ngộ độc.

Vị trí lấy mẫu để xác định các chỉ tiêu thường là gần đáy ao nơi cho tôm ăn. Ðiểm lấy mẫu chỉ tiêu pH cách mặt nước 0,5m. Ðiểm lấy mẫu đo nhiệt độ ở tầng giữa của ao. Sau khi trời mưa to hoặc bão xong phải đo cả ở tầng mặt và tầng đáy.

2.2 Bảo đảm lượng ôxy hoà tan trong nước :

– Bảo đảm lượng ôxy hoà tan trong nước bằng cách sử dụng máy quạt nước;

– Từ ngày bắt đầu thả giống đến ngày thứ 20 chỉ phải quạt nước vào ban đêm, những ngày trời râm và khi bổ sung nước ngọt mỗi ngày 2 – 4 tiếng;

– Từ ngày thứ 20 đến ngày thứ 40, mỗi đêm tăng lên 4 – 6 tiếng;

– Từ ngày thứ 40 trở đi quạt cả ban ngày và ban đêm, thời gian mỗi lần 4 – 6 tiếng;

– Nhu cầu máy quạt nước cho ao nuôi :

+ Thường ao có độ sâu 1,5m diện tích 5000 m2 phải dùng 4 – 6 máy;

+ Ao sâu 1,5 m trở lên cần 6 – 8 máy, máy đặt cách bờ 4 – 5m.

– Nếu nước ao bị xấu đi, sinh vật phù du chết nhiều làm màu nước thay đổi hoặc tôm bị bệnh phải dùng thuốc chữa bệnh thì phải mở máy liên tục cả ngày trừ những lúc cho tôm ăn.

2.3 Thay nước, bổ sung nước

Nói chung các ao nuôi năng suất cao phần lớn thực hiện mô hình ít thay nước. Nhưng trường hợp sau đây phải chú ý cần thay nước (tốt nhất là nước ngọt) :

– Màu nước đột nhiên biến thành trong, hoặc biến đen, biến trắng hay các màu khác;

– pH dưới 7,5 hoặc trên 9; biến động ngày đêm trên 0,5;

– Sau khi chạy máy quạt nước mặt nước xuất hiện nhiều bọt không tan; vật lơ lửng ở trong nước nhiều lên; H2S, NH3, COD vượt quá chỉ tiêu cho phép.

– Ðộ trong trên 80cm hoặc quá đục dưới 30cm.

Lượng nước thay mỗi ngày không quá 30%. Trong một giờ không quá 10% lượng nước cần thay (nếu muốn tăng lượng nước trong một giờ lên thì trước đó phải tháo một lượng nước trong ao, sau đó vừa thêm nước vừa tháo nước đến lúc đạt độ cao cần thiết thì thôi). Khi tôm lớn đạt cỡ 8 cm thì thêm nước ngọt để hạ độ mặn xuống 10 .

Việc thêm nước ngọt có ý nghĩa rất lớn cho việc phòng bệnh cho tôm vì đa số các loại vi sinh, ký sinh và một số virus gây bệnh cho tôm sống ở nước mặn đều bị chết khi gặp nước ngọt.

2.4 Biện pháp xử lý H2S và NH4

ở ao nuôi tôm, hàm lượng NH3 không được quá 0,5 mg/l; H2S không được quá 0,1 mg/l; nếu quá lượng trên tôm sẽ chết hàng loạt.

Biện pháp khống chế H2S và NH3 như sau :

+ Mật độ tôm giống phải hợp lý, thức ăn cho tôm ăn hằng ngày phải hợp lý; sử dụng vi khuẩn quang hợp bón xuống ao để giảm thiểu ô nhiễm đáy ao;

+ Chú ý cải tạo đáy ao bằng cách giữa vụ nuôi bón thêm vôi CaCo3 hoặc bột đá để ôxy hoá các chất lắng đọng ở đáy ao; lượng vôi dùng cho mỗi m3 là 30 – 40g;

+ Dùng thức ăn nuôi tôm chất lượng cao, giảm thiểu ô nhiễm chất nước, ô nhiễm đáy ao.

3. Quản lý thức ăn

Một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của việc nuôi tôm là thức ăn. Thức ăn tốt chất lượng cao là thức ăn chế biến đúng thành phần, đủ chất, đủ lượng, quá trình phối chế khoa học, vệ sinh, hệ số thức ăn thấp.

Thức ăn chất lượng tốt nhưng phải có cách cho ăn khoa học, hợp lý, phù hợp với giai đoạn phát triển của tôm, phù hợp với trạng thái sinh hoạt của tôm, không thiếu, không thừa vừa thúc đẩy tôm lớn nhanh vừa bảo vệ được môi trường ao nuôi, không gây ô nhiễm, không gây lãng phí để đội giá thành của tôm lên cao là không kinh tế. Tính toán thức ăn cho tôm hợp lý cần phải nắm vững 5 điểm sau :

– Số lượng tôm có trong ao;

– Kích cỡ của tôm lớn/bé;

– Tình trạng sức khoẻ của tôm và tình hình lột xác của tôm;

– Chất lượng nước ao nuôi;

– Tình hình dùng thuốc cho tôm trong thời gian qua.

Số lượng thức ăn có quan hệ đến chiều dài tôm như sau :

+ Tôm có chiều dài 1 – 2cm, lượng thức ăn cho ăn hằng ngày bằng 150 – 200% trọng lượng tôm;

+ Tôm có chiều dài 3cm, lượng thức ăn cho ăn hằng ngày bằng 100% trọng lượng tôm;

+ Tôm có chiều dài 4cm, lượng thức ăn cho ăn hằng ngày bằng 50% trọng lượng tôm;

+ Tôm có chiều dài 5cm, lượng thức ăn cho ăn hằng ngày bằng 32% trọng lượng tôm.

4. Những điều cần chú ý khi cho tôm ăn

Từ nguyên tắc lượng ít, lần nhiều cần phải chú ý không cho tôm ăn khi :

  • Thức ăn kém phẩm chất, bị mốc hoặc bị thối ;

  • Nước ao bị ô nhiễm nặng;

  • Trời đang mưa to, gió lớn;

  • Tôm đang nổi đầu;

  • Tôm đang lột xác.

Cho tôm ăn ít khi : Giai đoạn tôm còn nhỏ.

Cho tôm ăn nhiều khi : – Giai đoạn tôm bắt đầu trưởng thành đến cuối kỳ nuôi :

– Trời nắng ấm, gió nhẹ;

– Tôm khoẻ chất nước tốt.

Thời gian cho ăn 5 đến 6 lần trong ngày, tỉ lệ thức ăn trong ngày phân bổ như sau :

+ Từ 18h00 đến 19h00 cho ăn 35%;

+ Từ 23h00 đến 00h00 cho ăn 15%;

+ Từ 4h00 đến 5h00 cho ăn 25%;

+ Từ 10h00 đến 11h00 cho ăn 15%;

+ Từ 14h00 đến 15h00 cho ăn 10%.

Nhìn chung, số lượng thức ăn chủ yếu bón về ban đêm chiếm 70 – 80% ban ngày chỉ chiếm 20 – 30%.

5. Cách xác định thức ăn thừa thiếu

Mỗi ao có diện tích 1.500m2, dùng một vó kiểm tra thức ăn để kiểm tra. Vó đặt cách bờ ao 3 – 4m nơi gần máy quạt nước là nơi có nhiều tôm đến ăn. Thức ăn cho vào vó khoảng 1- 2% mỗi lần cho ăn. Thời gian kiểm tra thức ăn trong vó phụ thuộc vào cỡ tôm.

Tôm nuôi trong tháng đầu, có chiều dài khoảng 5cm. Thời gian kiểm tra 3 giờ một lần. Tôm nuôi trong khoảng 40- 50 ngày có chiều dài trên 8cm. Thời gian kiểm tra 2- 2,5 giờ một lần. Tôm nuôi trong khoảng 60 ngày, có chiều dài trên 9cm. Thời gian kiểm tra 1,5 giờ một lần, đến hết thời gian kiểm tra nói trên, thức ăn trong vó vừa hết là đủ.

6. Cách xác định tỷ lệ sống của tôm

– Thả tôm giống vào giai đặt trong ao nuôi có mật độ giống như tôm nuôi trong ao, sau mười ngày xác định một lần; tỷ lệ sống trong gia nói chung kém ngoài ao 5- 10%;

– Dùng chài quăng nhiều lần ở nhiều điểm khác nhau trong ao để tính ra tỷ lệ sống của tôm trong ao theo công thức :

 

Số tôm đánh được bình quân trong một chài (con)

 

Tỉ lệ sống =

– – – – – – – – – – – – – – – – – – – – –  — – – –   x Diện tích
  Diện tích chài (m2) ao (m2)K  

 

K là hệ số kinh nghiệm nếu :

  • Nước sâu 1m, chiều dài của tôm 6- 7cm, hệ số K=1,4;

  • Nước sâu 1m, chiều dài của tôm 8- 9cm, hệ số K=1,2;

  • Nước sâu 1,2m, chiều dài của tôm 6- 7cm, hệ số K=1,5;

  • Nước sâu 1,2m, chiền dài của tôm 8- 9cm, hệ số K=1,3.

Gửi bình luận

Thí nghiệm nuôi sản lượng cao tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) trong ao nước ngọt

Tạp chí KHCN Thuỷ Sản – 1/2003


Tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) đã được đưa vào nuôi thử nghiệm trong ao nước ngọt trong thời gian từ tháng 6 – 9/2001 tại trại nuôi cá chình ở thị trấn Bạch Ðường, khu Hàn Giang, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Dưới đây là kỹ thuật và các kết quả nghiên cứu nuôi thử nghiệm chúng tôi giới thiệu để bạn đọc tham khảo.

1. Ðiều kiện ao và nguồn nước

Chọn 6 ao, bờ gạch nền, đáy bùn cát, giữa ao có chỗ đáy trũng thoát gọi là hõm thoát bẩn, dùng ống ngầm dẫn tới mương thoát nước bên ngoài ao, bốn xung quanh ao nghiêng về phía hõm thoát bẩn để tiện thoát bẩn, mỗi ao nuôi diện tích là 0,05 hm2ưư, ao sâu 1,4m, ở cửa cấp nước bố trí lưới lọc 80 mắt, phòng địch hại tôm vào ao. Mỗi ao phải chuẩn bị hai máy sục khí 0,75kw.

Làm sạch ao bằng cách dùng vôi sống 3.000kg/hm2(hm = 100m) hoà với nước rải khắp ao để tiêu độc, giết chết các loài cá tạp dữ và những sinh vật địch hại khác, sau đó phơi nắng nửa tháng rồi cho nước vào ao ở mức 60 cm, giữ độ mặn nước khoảng 10/00 .

2. Ðiều tiết chất nước, tạo thức ăn cơ sở

Bón phân toàn ao với nitơrat amônium (NH4NO3 19,5 kg/hm2, supephốtphát 9 kg/hm2, hai ngày làm một lần, sau đó bón đuổi phân. Sau 10 ngày, màu nước trở thành màu vàng chanh, độ chiếu sáng 25 35 cm.

3. Chuẩn bị giống

Trước 20 ngày thả giống, đặt tôm giống vào nuớc ao của trại nuôi vỗ giống có độ mặn khoảng 10/00, yêu cầu trước khi đưa giống vào khoảng 10 ngày từng bước làm ngọt hoá, giữ độ mặn không thay đổi. Thời gian ngọt hoá, thân tôm khoẻ, nhanh nhẹn, không bệnh, không bị tổn thương bên ngoài.

4. Thả giống

Giống tôm được ngọt hoá bước đầu chứa trong túi nilông bơm oxy và để ở trong thùng xốp hình chữ nhật, sau khi chở đến trại, trước khi thả nhẹ cả túi vào trong ao nửa giờ đồng hồ, để thích ứng với nhiệt độ nước rồi mới mở túi. Trước khi thả tôm vào ao, cho tôm tắm 10 phút trong dung dịch iốt 20 mg/l, để riêng 200 con cho vào túi lưới sợi nilông 80 mắt để tiện theo dõi tình hình sinh trưởng của tôm.

Tình hình thả giống cụ thể như bảng sau:

 

Nhóm tổ Số liệu ao Diện tích (hm2)

Giống thả

Số lượng thực thả (con) Mật độ (vạn con/ hm2)

I

I

II

II

III

III

 

1

2

3

4

5

6

0.05

0.05

0.05

0.05

0.05

0.05

4

4

4

4

4

4

80

80

80

80

80

80

5. Sự quản lý hàng ngày

5.1. Khống chế chất nước

Trong tuần đầu thả giống phải giữ mực nước ao khoảng 60 cm, trong vòng ngày đầu giữ độ mặn của nước ao ổn định, sau đó cấp thêm nước dần dần từng bước để làm ngọt hoá. Ðồng thời theo độ lớn của tôm, tăng nhiệt độ, từng bước cấp thêm nước cho mức nước cao 1,2 m. Sau 50 ngày, mỗi ngày thay nước từ 5 20 cm cho đến khi thu hoạch, lượng nước thay hằng ngày theo nguyên tắc giữ nước ổn định ở màu vàng chanh hoặc màu nâu nhạt, độ chiếu sáng là 25 30 cm, cứ 15 ngày cho một lần vôi sống 20 mg/l để ổn định độ pH và bổ sung canxi, nhiệt độ nước 21 – 330C, pH = 7,4 ~ 8,6, oxy hoà tan 5 mg/l, amônium – nitơ < 0,50 mg/l.

5.2. Cho ăn

Trong 20 ngày thả giống cần chú ý bồi dưỡng nước, sinh vật phù du trong ao tương đối phong phú thì không phải cho ăn, chỉ bổ sung một số luân trùng, thịt vẹm Sau 20 ngày cho tôm ăn thức ăn tổng hợp, mỗi ao bố trí hai sàn thức ăn bằng lưới nilông 80 x 80 cm để tiện kiểm tra tình hình tôm ăn và sinh trưởng của chúng, thức ăn tổng hợp mỗi ngày cho vào lúc 6.00 giờ, 17.00 giờ, 22.00 giờ. Năm ngày đầu rải đều thức ăn toàn ao, những ngày sau cho ăn ra bốn xung quanh ao. Lượng thức ăn tăng giảm tuỳ theo khả năng ăn của tôm và tình hình thay đổi của môi trường nước. Theo dõi thời gian ăn ở 3 thời điểm : đầu, giữa và cuối. Cứ vào khoảng nửa tháng cho dùng loại pôlyvitamin 30/00 – 50/00 và bột xương trong 3 ngày, và ở mặt ngoài của viên thức ăn tẩm một lớp dầu đậu tương tương hoặc dầu lạc để phòng thuốc bị hoà tan.

5.3. Kiểm tra thường xuyên

Hằng ngày, sáng, trưa, chiều phải đi tuần ao một lần, định kỳ kiểm tra độ mặn của nước ao, oxy hoà tan, chỉ số pH và làm tốt việc ghi chép quản lý hàng ngày, cứ 15 ngày kiểm tra chiều dài tôm, cân nặng của tôm một lần, phát hiện những đột biến để kịp thời xử lý. Nếu phát hiện nổi đầu phải lập tức thay nước mới hoặc chạy máy tăng oxy. Cần kiểm tra túi lưới lọc ở cửa cấp nước thường xuyên để tránh bị rách, đề phòng cá tạp vào ao. Trong 35 ngày nuôi lưu lý tăng cường lượng oxy trong nước đầy đủ ( 5 mg/l), nhất là trong những ngày râm trời, thời tiết oi bức, càng phải kéo dài thời gian chạy máy sục khí để phòng tránh tôm nổi đầu.

5.4. Phòng trừ bệnh

Theo dõi nước hằng ngày, kiểm tra tình hình hoạt động và sức khoẻ của tôm, cứ mỗi 6 10 ngày rải vôi sống 15 20 mg/l, clorin giàu 0,2 mg/l, clorin điôxit 0,3 0,8 mg/l, thuốc sát trùng 0,8 x 10 mg/l, iốt 0.5 x 10 1,0 mg/l để tiêu độc

6. Kết quả thí nghiệm

Giống tôm thả có chiều dài bình quân 0,8 cm, nuôi sau 135 ngày thu được hiệu quả tương đối tốt, sản lượng từ 7.200 11.034 kg/hm2 tỷ lệ sống 63 80%, quy cách thương phẩm 58 70 con/kg, lợi nhuận 3.840 7.724 vạn tệ/hm2, tỷ lệ đầu vào đầu ra là 1 : 1,50 á1: 1,78. Xem bảng dưới đây:

Nhóm tổ Số liệu ao Lượng thức ăn (kg) Ðầu vào (tệ) Kết quả Lợi nhuận (vạn tệ/hm2) Tỷ lệ đầu vào, đầu ra
Tổng trọng lượng Quy cách (con/kg) Sản lượng (kg/hm2) Giá trị sản lượng (tệ)

I

I

II

II

III

III

1

2

3

4

5

6

783,4

734,6

797,1

715,2

582,4

547,2

4.965

4.713

4.567

4.741

4.060

3.840

551,70

506,65

471,00

480,00

388,25

360,00

58

60

62

60

68

70

11.034

10.133

9.419

9.600

7.765

7.200

8.827

8.106

7.536

7.680

6.212

5.760

7,7240

6,7860

5,9380

5,8780

4,3040

3,8400

1 : 1,78

1 : 1,72

1 : 1,65

1 : 1,62

1 : 1,53

1 : 1,50

 

7. Những điểm cần lưu ý

7.1. Nuôi luyện ngọt hoá giống

Tôm thẻ chân trắng là loại tôm gốc ở Nam Mỹ chịu độ mặn trong một biên độ rộng, muốn cho nó tồn tại và sinh trưởng trong nước thuần ngọt thì giống tôm thả nuôi phải nuôi luyện ngọt hoá một cách khoa học, đó là mấu chốt của việc nuôi chúng trong nước ngọt. Cho dù giống tôm đã được ngọt hoá bước đầu ở trại giống, sau khi thả vào ao vẫn phải luyện ngọt hoá dần dần. Nồng độ tương đối của nước ao nuôi ở trại giống ngọt hoá là khoảng 10/00. Trước khi thả giống vào ao, nhiệt độ nước chênh lệch không quá 20C. Trong ngày đầu giữ cho mật độ nước ao không thay đổi, để cho giống tôm có quá trình thích ứng dần, có thể bảo đảm tỷ lệ sống.

7.2. Chất nước

Do thí nghiệm này dùng nước sông chất lượng không được tốt nên quá trình nuôi có ô nhiễm một phần, nước nuôi giàu dinh dưỡng hoá. Trong thí nghiệm nuôi, dùng vi khuẩn quang hợp để cải thiện chất nước, hiệu quả rõ rệt (khoảng 10 ngày thả một lần), lượng dùng là 2 6 mg/l để giữ cho chất nước ổn định, nhưng không được dùng đồng thời với vôi sống vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt. Lưu ý khi thời tiết liên tục oi bức, âm u và mưa, hiệu quả sử dụng không tốt, tránh dùng.

7.3. Cho ăn

Ao nuôi phải có đài quan sát cho ăn, và phải căn cứ vào thời tiết, chất nước và tình hình hoạt động của tôm mà cho ăn với lượng thức ăn thích hợp, sao cho không có thức ăn thừa. Trong thời kỳ sinh trưởng mạnh mẽ, tốt nhất cho ăn thêm loại thức ăn tươi như ốc, hến đã đập nát, cá tạp

7.4. Phòng trị bệnh và loại bỏ địch hại

Phải hết sức coi trọng việc phòng trị bệnh hại, thường dự phòng định kỳ. Khi mua giống phải chọn mua giống khoẻ mạnh không có bệnh tao la (TSV) và bệnh đốm trắng. Nuôi trong nước ngọt tránh thay nước mang theo ký sinh trùng trung gian, phòng ngừa bệnh có tính bạo phát lan truyền qua nguồn nước, định kỳ tiêu độc nước bằng cách dùng thuốc thức ăn, do đó toàn bộ quá trình thí nghiệm nuôi không phát sinh bệnh hại nghiêm trọng. Nuôi sau 40 – 50 ngày, nếu trong ao quá nhiều sinh vật địch hại như cá vược phải dùng khô hạt chè 10 – 15 mg/l tiêu diệt./.

Gửi bình luận

Ai “đầu độc” sông Thị Vải?

Con người cũng đang bị “đầu độc”

“Môi trường nước ở khu vực sông Thị Vải đã bị ô nhiễm quá nặng, không thích hợp cho cá, tôm sống và phát triển bình thường”. Đó là khẳng định của tiến sĩ Lý Thị Thanh Loan, Giám đốc Trung tâm Quan trắc – Cảnh báo môi trường và Phòng ngừa dịch bệnh thủy sản khu vực Nam Bộ (MCE), thuộc Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II.

Một kết quả báo động mà MCE tiến hành khảo sát khi được người dân phản ánh tình trạng cá chết, đó là hàm lượng khí độc NH3 và H2S trong thủy vực sông rất cao so với ngưỡng thích hợp cho điều kiện phát triển bình thường của các loài thủy sản.

Cụ thể, giới hạn cho phép NH3 trong môi trường nước phải nhỏ hơn 0,6 mg/lít và H2S nhỏ hơn 0,005 mg/lít, nhưng thực tế trên sông Thị Vải thành phần khí độc hiện đang ở mức 1,73 và 0,8.

Bên cạnh đó, hàm lượng ô xy trong nước cũng rất thấp (1,2 mg/lít), dưới ngưỡng cho phép để duy trì sự sống. Sông Cá Quảng Bé (nhánh của sông Thị Vải), chảy qua địa phận của xã Thạnh An, chất lượng nước cũng rất xấu do hàm lượng khí độc NH3 quá cao (3,75 mg/lít), cao hơn rất nhiều so với sông Thị Vải.

Lý giải vì sao cá trên sông và trong các đầm nuôi của ngư dân chết có hiện tượng nổ mắt và miệng mở to, tơ mang bị hoại tử? Bà Loan cho rằng khi hàm lượng NH3 trong môi trường nước vượt quá ngưỡng cho phép thì dẫn đến tình trạng tơ mang cá bị hoại tử. “Khẳng định việc có ảnh hưởng đến sức khỏe con người hay không thuộc bên lĩnh vực y tế. Tuy nhiên theo tôi, ngoài ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản và kinh tế của người dân, sức khỏe con người chắc chắn cũng bị ảnh hưởng. Vì mùi hôi thối của dòng sông quá nồng nặc, đường hô hấp của con người không thể chịu được, nếu ở lâu. Theo tôi, ngành y tế nên sớm vào cuộc” – bà Loan nói.

TIẾN SĨ NGUYỄN PHƯỚC DÂN, PHÓ TRƯỞNG KHOA MÔI TRƯỜNG TRƯỜNG ĐH BÁCH KHOA TPHCM:

Ăn thủy sinh sống ở vùng nước ô nhiễm có thể bị chết

Phóng viên: Tình trạng cá chết trên sông Thị Vải, nước của sông bốc mùi hôi thối nồng nặc, tiến sĩ có thể cho biết nguyên nhân của các hiện tượng này?

– Tiến sĩ Nguyễn Phước Dân: Cá chết với những hiện tượng nổ mắt, miệng mở to và mang bị hoại tử có rất nhiều nguyên nhân, trong đó không thể không nghĩ đến việc cá mắc một loại bệnh nào đấy. Tuy nhiên, nếu tôm hay một số loài thủy sinh khác cũng bị chết… thì có thể nghi ngờ nguồn nước bị ô nhiễm quá nặng. Tôi cho rằng, nước thải công nghiệp có nồng độ chất hữu cơ như BOD, COD quá ngưỡng cho phép (>2) khi xuống nước đã tiêu hủy ô xy hòa tan, gây thiếu hụt ô xy và thủy sinh bị chết. Còn các nhà máy đạm, phân bón thì thải nitơ hữu cơ rất nhiều, làm nước có mùi hôi thối nồng nặc rất khó chịu.

* Sông Thị Vải bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng như thế nào đến đời sống người dân tại các địa phận mà sông đi qua?

– Vấn đề này rất cần báo động. Nếu chúng ta ăn phải những sinh vật sống ở nguồn nước có kim loại nặng, bị ô nhiễm cao lâu ngày sẽ tích tụ sinh học và gây ra hàng loạt bệnh, không loại trừ khả năng bị ung thư. Trường hợp nếu độc tố đó quá cao, có thể bị chết ngay.

* Theo ông, cần làm gì để nước sông Thị Vải sạch trở lại?

Tôi cho rằng, sở dĩ ô nhiễm nguồn nước ở mức báo động này vì các cơ sở công nghiệp dọc con sông chưa xử lý hoặc xử lý sơ sài nước thải. Để giải quyết “hậu quả” môi trường này, chúng ta cần có sự đồng tâm hiệp lực của các cơ quan ban ngành đưa ra những biện pháp triệt để.

M.DUNG thực hiện

PGS-TS HOÀNG VĂN BÍNH, NGUYÊN PHÓ CHỦ NHIỆM BỘ MÔN SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG, TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC TPHCM:

Hít nhiều khí độc NH3 và H2S có thể gây tử vong

Khi con người hít phải khí NH3 trên mức nồng độ cho phép là 25 mg/m3 sẽ có triệu chứng chóng mặt, rát mắt, đau đầu. Nếu hít phải nhiều sẽ gây viêm và tổn thương đường hô hấp. Cụ thể là bị viêm phổi và các bệnh về phổi, mức độ từ nhẹ đến nặng như sau: lưỡi khô và phồng rộp; bỏng trong cổ họng, ho; ho co giật; khó thở một phần do co thắt phản xạ họng; mù từng phần hoặc toàn phần; phù phổi; tử vong do xuất huyết phổi hoặc do mất phản xạ vì khó thở.

Đối với H2S, nồng độ cho phép là 15 mg/m3, đó là loại khí gây kích ứng các niêm mạc, kết mạc và đường hô hấp khi con người hít phải. Tùy theo mức độ từ nặng đến nhẹ mà người nhiễm khí này sẽ bị mất tri giác bất ngờ, co giật và dãn đồng tử; động kinh, ho khạc ra máu; ứ tiết phế quản, cảm giác yếu mệt và dễ tử vong do ngạt.

S. NHUNG ghi

Các cơ sở đang xả nước thải vào sông Thị Vải

– Nhà máy Gạch men Hoàng Gia: 1.500 m3/ngày.

– Nhà máy Chế biến hải sản JS: 400 m3/ngày.

– Nhà máy Phân bón Con Cò: 100 m3/ngày.

– Công ty Vedan VN: 4.150 m3/ngày.

– Khu Công nghiệp Gò Dầu: 500 m3/ngày.

– Khu Công nghiệp Nhơn Trạch 1: 2.000 m3/ngày.

– Khu Công nghiệp Nhơn Trạch 2: 7.000 m3/ngày.

– Khu Công nghiệp Nhơn Trạch 3: 1.500 m3/ngày.

– Khu Công nghiệp Nhơn Trạch 4: 90 m3/ngày.

(Nguồn: Cục Bảo vệ môi trường)

Gửi bình luận